Thơ Văn

TRẦN THỦ ĐỘ

Nguyễn hồng Dũng

Trần thủ Độ là một trong số nhân vật kiệt xuất nhất tại Việt Nam. Ông là người biểu hiệu tập trung nhiều sứ mệnh lịch sử nhất: Chính trị gia, chiến lược gia, kiến trúc sư guồng máy nhà nước, đạo diễn chính trị xuất sắc…là  một  nhân vật cột trụ của triều đình nhà Trần, đồng thời là  công than sáng lập triều Trần.Và là người thực sự nắm quyền lãnh

đạo đất nưóc suót 40 năm 1226-1264. Nên ngay sau khi  lên ngôi vua, Trần thái Tông đã

phong Thủ Độ làm quốc thượng phụ,nắm giữ việc cai trị đất nước.

            Thái Tông lấy được thiên hạ đều do mưu sức của Thủ Độ cả. Cho nên nhà nưóc phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua…Có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều. Vào

gap Thái Tông tâu rằng: Bệ hạ còn thơ ấu màThủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ,nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời:”Đúng như lời hắn nói”,rồi lấy tiền lụa thưởng  cho người ấy.

            Thủ Độ là người có bản lãnh và cá tính khác thường. Ông xử việc gì cũng thẳng thắn, quyết đoán theo ‎y chí của mình, không chịu đẻ cho tình cảm sai khiến.

Có lần Thiên cực công chúa xin riêng cho một người làm Câu Dương, ông nhận lời.Đến lúc  xét, ông gọi người áy lên mà  bảo:’người vì có công chúa xin cho được làm Câu Dương nên không so với người khác được, phải chặt một ngón tay để phân biệt”,

Người ấy sợ quá xin mãi mơi được tha. Từ ấy không dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.

            Vợ Trân Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần thị Dung khi đi ngang qua cung cấm

Thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc:

“Mụ này là vợ ông mà bị bọm quân lính khinh nhờn như vậy”.Thủ Độ tức giận sai bắt  người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trinh bày nguyên do thì ọng cười và nói:’Ngưòi ở cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa”.sau đó ban thưởng cho người này.

            Trong ba cuộc đọ sức với Thành Cát Tư Hãn.thì cuộc chạm trán đầu là quan trọng

Nhát. Nó quan trọng bởi vì các quốc gia trên thế giới thời đó đều khiếp đảm trưóc vó ngựa quân Mông Cổ.Họ chiến giữ cả vùng Trung Á,cùng đất Ba Tư,sang đến phía đông bắc châu Âu,sau quân Mông Cổ lại lấy được Tây Hạ,phía tây bắc nước Tâu,dứt điển được nước Kim,và tràn sang Triều Tiên ( Cao Li) Nuốt chững Nam Tống( hêt cả nước Tầu) Không một quốc gia nào dám đương đầu.Thì.nguyên chuyện dám đánh, dám quyết chiến cũng là ngoại lệ rồi.

“ Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ cứ yên tâm” Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyêt thắng của quân dân Đại Việt. Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất đứng đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

            Có những việc Thủ Độ làm.Tất cả các nước, các vua chúa, tướng lãnh, không dám nghĩ.không dám làm đối với sứ thần nhà Nguyên. ĐVSKTT chép: Quân Mông Cổ vào thành Thăng Long, thấy ba người sứ của họ còn bị trói,giam ở trong ngục,đến khi cởi trói ra thì một người đã chết.Ngột Lương Hợp Thai thấy thế tức giận quá cho quân ra cướp phá giết cả nam phụ não ấu ở trong thành.”

            Theo gia phả họ Trần. Thủy tổ Trân Quốc Kính dời đến ở Hương TứcMạc(Thái Bình),lấy  vợ sinh ra Trần Hấp, Trần Hấp sinh ra Trần L‎y và Trần Hoàng Nghi, Trần ly sinh ra Trần Thuận, Trần Tự Khánh, còn Trần Hoàng  Nghi sinh ra  được  ba người con trai,, Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ.Thủ Độ sinh năm(Canh Dần) 1194.

Tại làng Lưu Xá, huyện Ngư Thiên, lộ Hưng Long, nay thuộc huyện Hưng Nhân (Thái Bình).  Thuở nhỏ ông  mồ côi cha dược Trần Ly nuôi nấng, trông nom, săn sóc, coi như con đẻ. Thời niên thiếu đã từng theo Trần Ly đi dẹp giặc, thông hiểu binh pháp.Dù vậy sách sử  vẫn ghi Thủ Độ it học.cũng như Nguyẽn Huệ. Có thể các ngai it đến trường thôi.

Thủ độ trí huệ thông sáng, khôn ngoan, nhiều mưu lược, lại có quan niệm về luân thường

Đạo ly khác hẳn mọi người. Cổ kim, đông tây không mấy ai như ông.

            Việc họ Trần thay họ Ly trị vì thiên hạ hoàn toàn  do  ông sắp đặt cả.

Trần Thừa lĩnh chức phó quốc Thái Úy,tương đương với chức thủ tướng, kiêm tổng tư

Lệnh tối cao thời nay, gọi Thủ Độ giúp việc. Do Trần Thừa tiến cử.Thủ Độ được Ly Huệ

Tông phong ngay cho làm điện tiền chỉ huy sứ. Từ đấy mọi công việc triều đình  đều đều do  Thủ Độ  cáng đáng, định đoạt hết,tuy vậy tiêng là theo lệnh vua và quan thái úy.

Huệ Tông bệnh mãi, mặc dù đã cho người đi tìm khắp nước  các thày  thuốc giỏi tới chữa vẫn không thấy hiệu quả gì,ngược lại càng ngày càng thêm nặng. Quyên trị nước ở cả  trong tay họ Trần, Trân Thừa có chưc nhưng không có thực quyền. Thủ Độ Mới thực sự nắm giữ  mọi việc trong triều. Ông lên cầm quyền, trưóc hết củng cố địa các người trong họ Trần cho vững mạnh.Thủ Độ nhận thấy Tự Khánh trưóc đây tuy hết lòng trung thành với nhà Ly mà vẫn còn bị tôn thất nhà Ly ghen ghét, chỉ định mưu hại.Nay họ Trần cầm quyền, ân oán với mọi người nhiều.Thường tình con người ta ở đời,ân thì dễ quyên,mà oán thì nhớ kỹ.Chỉ đợi có  dịp báo thù,ở thế cỡi trên mình cọp,nếu không giữ vững chức vị Thì tất có tai vạ,không những  cho bản thân mà còn liên lụy đến cả anh em họ hàng.

Thủ Dộ tự nắn giữ binh quyền, quản l‎y điện tiền, chú quân hộ vệ cấm đình,lai cho người trong họ và chân tay giữ hết then chốt bộ máy chính trị,quân sự,mua chuộc quan lại trong triều vào  phe đảng của mình. Quan to như thái phó Phùng Tá Chu và quan nội hầu Phạm Kinh Ân đều theo Thủ Độ, còn  những ai có  thể chong đối(nghi), không mua chuộc đưọc

Thì cử đi xa khỏi kinh thành. Không có sách nào chép Thủ Độ đã giêt hay sui Huệ Tông

giet các phần tử không thuộc phe cánh. Thủ độ đã cao kiến  không thèm dùng cách  giêt hại chuốc lấy oan thù,chỉ đưa đi xa thôi.  Vả lại bấy giờ  cũng chẳng có ai là anh tài lỗi lạc đủ sức chống đối.

            Thủ Độ thấy thế nhà L‎y từ lâu đã suy vi: Vua hèn yếu, các người trong hoàng tộc,dều vô tài  lại kiêu ngạo. Năm xưa, loạn Quách Bốc,lực lượng không mạnh mẽ gì mấy mà vào kinh thành như đi vào  chỗ không người.Nếu quốc trượngTrân Ly không  ra tay vào phò tá thì giang sơn này không khỏi đổi chủ; Thế mà sau khi trở về được,cũng không sao hứng khởi  lên mà lại sa sút thêm. Thế tất không thể lâu dài được nữa.Nay nếu họ Ttần có hết lòng trung thành,  chống đỡ,làm một Tô Hiến Thành thứ hai  thì khéo lắm triều đại này cũng chỉ kéo dài thêm được vài chục năm nữa là cùng.Triêu đại đã quá mục nát thì tất nhiên nó phải  sụp đổ, không phương cúu chữa.

Thấy sự thể đã rõ ràng như vậy.Thủ Độ nảy ra ‎muon đưa họTrần lên thay họ L‎y trị vì thiên hạ. Nếu người họ Trần không thay thì họ khác cũng tranh mà thôi. Lúc này gặp thời cơ thuận lợi phương Bắc, nhà Tống suy nhược, phiá bắc, phía tây,phía tây bắc đều bi các nước Kim, Liêu chiếm đoạt tự giữ một vùng lãnh thổ phía nam để có  chỗ dung thân còn khó, còn hơi đâu mà sang can thiệp vào nước ta.

Trong triều lúc này  quan lớn , quan nhỏ phần lớn là họ Trần, còn các người trong tôn thất nhà Ly chăng có một đối thủ nào có thể cản trở.Ngoài ThăngLong cũng chẳng có ai kiệt hiệt đủ sức chống lại.Vậy là cơ hội ngàn năm một thủa đã đến.

Huệ Tông d0au yếu mãi không khỏi.Khó có thể thọ được lâu lại không có con trai một mai lấy một người trong tôn thất làm con nuôi lập làm thái tử.Người này sau lên

Ngôi thì họ Trân sẽ lâm nguy.Tôn thất nhà Ly từ lâu thù ghét,không ưa gì họ Trần.Đôi bên không thể cùng nhau tồn tai phải một mất một còn.Bị dồn vào thế cùng, muốn khỏi bị tiêu diệt,người họ Trần phai nắm giữ binh quyền.Việc phải làm thì nên làm càng sớm, càng hay.

Một lẽ nữa khiến Thủ Độ phải hành động,mà cần hành động ttrước là ở ngoài các lộ. Bởi

Các lực lượng cát cứ đều muốn tranh bá đồ vương,kể cả đóc quân,nhất là mấy tù trưởng,họ Định ở Lương Sơn, họ Hòa ở Quy Hóa, họ Nông ở Cao Bằng, cũng đều  nhăm nhe nhòm ngó ngai vàng. Hiện các họ này đang chiếu binh mã, khuếch trương thế lực.Nếu họ Trần để lâu ngày, các họ khác sẽ đủ lông cánh, sau này sẽ khó trị.Có thể một anh tài hay một tay thảo khấu nào đó động binh, ra mặt tranh làm hoàng đế.HọTrần không tiêu diệt được nó thì sẽ bị tiêu diệt, nếu không muốn làm thần tử cho người này.Đi bước tước sẽ được làm chúa thiên hạ.Đi bước sau chỉ làm đầy tớ người khác.Giành thiên  hạ, dựng nghiệp lâu dài cho con cháu, hay  giữ lấy tiếng trung thần để bị tiêu diệt, thì trong hai đường, nên phải theo đường nào?Vua Thái Tổ nhà L‎y cũng từng nhân cơ hội mà dựng nghiệp đâu có bao giờ giữ tiết làm trung thần.LyTháiTổ còn trong trường hợp không thoán vị cũng  không nguy hiểm như trưòng hợp họTrần.Đành rằng làm việc lớn thì tai họa cũng lớn.Việc không thành tất  bị tiêu diệt.Thủ Độ đã cân  nhăc kỹ, thấy rõ lợi thế nghiêng về bên nào nên quyết định hành động sớm.

Có sẵn những con cờ  trong tay.Thủ Độ vạch ra một trương trình, và sắp đặt mọi kế hoạch để tranh lây giang sơn một cách êm đẹp mà không tai tiếng.

            Huệ Tông chỉ có hai người con gái, đều doTrần thị sinh. Người con gái lớn Thuận Thiên gả cho Trần Liễu,con cả Trần Thừa.Đây là hai anh em con cô cậu ruột, bấy giờ còn  quá ít tuổi( trên dưới 10 tuổi), không rõ công chúa đã cử hành lễ cưới trước hay sau khi  TrầnThủ Thủ Độ ra làm quan? Người ta vẫn cho rằng, việc này do Thủ Độ chủ mưu. Theo luật Hồng Đức thì cấm, còn về trước không rõ. Khi Trần Thủ Độ vừa làm quan thì họ Tràn đang có tang Tự Khánh. Như vậy hôn lễ này được cử hành trái với phong tục và  luật lệ.

Nhưng đối với Thủ Độ việc gì có lợi cho họ Trần thì làm.Bất chấp mọi cấm kị

            Họ Trần bắt đầu tham chính sự từ sau loạn Quách Bốc( 1209-1210),thời L‎y Cao Tông  vì có công  dẹp loạn và tôn thờ thái tử Ly Sản, Ly Sản lên ngôi tức( Huệ Tông).Quyền hành họ Trần ban đầu trong tayTrần Tự Khánh. Là emTrầnThừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền TrầnTự Khánh đánh dẹp các thế lực cát cứ ở vùng Hồng Châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi trong lúc trên đường đi chiếm Lạng Ái.Thủ Độ đã tỏ ra là một tướng tài có nhiều mưu lược.

            Sau khi Trần Tự Khánh chệt 1223,Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều, năm 1224 ông được phong làm ĐiệnTiền chỉ huy sứ.

Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ Trần Thủ Độ,là Trần thị Dung có hai con gái,người em là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thành. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi vương lên làm thuợng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Ly Chiêu Hoàng khi đó mới lên bẩy tuổi.

Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh tức (Trần Thái Tông) khôi ngô tuấn tú mới tám tuổi, vào hầu Ly Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Chiêu Hoàng và nhượng ngôi chuyển ngai vàng sang họ Trần cuối năm 1225.Sắp đặt như thế, tôn thất nhà Ly không có lí do làm trái được nữa.

Ngôi vua do chính Huệ Tông truyền. Chiêu Hoàng lên ngôi, tháng mười âm lịch năm 1223.Triều thần dâng tôn hiệu là Chiêu Hoàng.

Mọi quyền hành đều ở cả trong tayThủ Độ.Thủ Độ tư thông với thái hậu Trần Thị,đêm ngày bàn bạc, mưu tính chuyển cơn nghiệp nhà Ly sang nhà Trần một cách êm đẹp.Thủ Độ chọn con em quan viên trong ngoài sung các sách dịch trong nội cung,như sáu hỏa thị cung(nhà bếp) hầu trong cung,ngoại chi hậu (giữ việc truyền lệnh và dẫn người ra vào) nọi nhân (để sai hầu trong cung) ngày đêm căt lượt nhau hầu.Thủ Độ làm tri hành thị nọi.

Về quân sự nắn hết cả quân đội trong  triều ngoài lộ.Trân Bất Cập làm cận thị thư lục chi hậu cục( hầu bên vua), Trần Thiên làm chi hậu cục( truyền lệnh dẫn người ra vào).

Trúc Khê trong sách Trần Thủ Độ danh nhân truyện kí, chép: Bất Cập và Thiêm đều là cháu gọi Thủ Độ bằng chú ruột ( hay bác ruột).

Trần Bồ Tức là Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, làm nội thị, chánh thủ cục chi hậu.

Các người này phải thay phiên nhau vào túc trực hầu hạ Chieu Hoàng,

(còn tiếp)

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trần Tự Khánh đem quân vào Thăng Long – Lý Chiêu Thánh lên ngôi hoàng đế

08:43, Thứ Ba, 22/6/2010

Năm 1209, vua Lý bấy giờ là Lý Cao Tông, nghe lời kẻ gian giết hại trung thần là Thượng phẩm phụng sư Phạm Bỉnh Di. Quách Bốc, bộ tướng của Bỉnh Di, nổi loạn. Nhà vua phải lánh đến miền Quy Hóa (khu vực miền núi Phú Thọ, Yên Bái hiện nay). Thăng Long một lần nữa lại phải chứng kiến những biến cố cung đình. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử triều Lý, nhà vua phải chạy khỏi kinh thành đi lánh nạn.

Sau khi chạy loạn Quách Bốc, Thái tử Sảm lưu lạc đến vùng Hải Ấp (nay là thôn Lưu Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình) được sự cưu mang giúp đỡ của Trần Lý, một gia đình giàu có, thế lực ở địa phương và được Trần Lý gả con gái cho. Thái tử lấy con gái nhà Trần Lý, trao cho Lý tước Minh tự, phong cho cậu người con gái ấy là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Anh em họ Trần tập hợp lực lượng giúp Lý Cao Tông dẹp loạn, trừng trị bọn Quách Bốc, tháng 3 năm Canh Ngọ (1240) và đưa vua về kinh thành, khôi phục chính thống.

Mùa Xuân, tháng 3 (1210), vua sai Thượng phẩm phụng sự là Đỗ Quảng đem quân đến nhà Tô Trung Từ đón Hoàng thái tử về kinh sư. Con thứ của họ Trần là Trần Tự Khánh đem quân về kinh được phong làm Thuận Lưu bá. Theo sử sách, Trần Tự Khánh là con Trần Lý, em ruột Trần Thừa, người hương Tức Mạc, phủ Thiên Trường. Năm 1209 xảy ra biến loạn, gia đình ông có công khuông phù thái tử Lý Hạo Sảm, nên khi thái tử lên ngôi vua, thân phụ ông và thân tộc được thưởng rất hậu.

Trong thời gian từ 1207-1220, đất nước bị chia sẻ bởi các thế lực hào trưởng, chính quyền nhà Lý càng suy yếu, nay được thống nhất lại. Quyền lực chính quyền trung ương dần tập trung, củng cố dưới sự lãnh đạo của họ Trần. Từ đây Trần Tự Khánh mở dần thế lực họ Trần, áp đảo triều đình nhà Lý. Tài trí của ông phối hợp với những thủ đoạn chính trị của Trần Thủ Độ đã mở đường cho sự hình thành một vương triều mới thay thế nhà Lý – vương triều Trần. Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh mất tại Phù Liệt (được truy phong là Kiến Quốc Đại vương).

Sự kiện Trần Tự Khánh đem quân theo Thái tử Sảm về Thăng Long mở đầu cho sự nghiệp chính trị của họ Trần, tạo điều kiện đưa họ Trần trở thành lực lượng quân sự – chính trị có vị thế lớn nhất trong những năm cuối của triều đại nhà Lý.

Hoàng đế thứ tám nhà Lý là Lý Huệ Tông lên ngôi năm 1210 khi vương triều này đã cực kỳ suy yếu. Các thế lực phong kiến địa phương trỗi dậy gây chiến với nhau và uy hiếp chính quyền trung ương. Kinh thành Thăng Long náo loạn, vua và triều đình phải nhiều phen rời bỏ kinh thành. Trong một lần lánh nạn về vùng biển Hải Ấp (1209), Lý Huệ Tông khi đó là Thái tử Sảm, đã gặp và đem lòng yêu mến Trần Thị Dung, con gái Trần Lý. Họ Trần bấy giờ là một trong những họ có thế lực lớn nhất nước. Cuộc tình giữa hai người trải qua rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng cũng đi đến hôn nhân. Trần Thị Dung chỉ sinh được hai người con gái. Người con gái đầu là công chúa Thuận Thiên, con gái thứ hai là công chúa Chiêu Thánh. Bất lực vì không giải quyết được những rối ren của triều đình, thêm vào đó là những bi kịch cá nhân, Lý Huệ Tông mắc chứng cuồng. Chính sự thực tế nằm trong tay họ Trần.

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) Lý Huệ Tông sách phong Lý Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử rồi truyền ngôi cho. Lý Chiêu Thánh lên ngôi hoàng đế, tức Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới 7 tuổi. Lý Chiêu Hoàng là nữ hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại (từ thời Bắc thuộc, bà Trưng Trắc sau khi đánh đuổi quân Đông Hán, lên làm vua, nhưng chỉ xưng vương). Sự kiện này báo hiệu nhà Lý sắp đến ngày diệt vong, lịch sử đất nước, lịch sử Thăng Long sắp bước sang một trang mới.

VỤ CHÔN SỐNG TÔN THẤT NHA L‎Y

Sử chép Thủ Độ đã hai vua Huệ Tông. Tôn thất nhà L‎y oán hận, thất vọng. Lại muốn trừ nốt đi.Năm 1232 nhân làm lễ tế tiên hậu, nhà Ly ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm, huyện 

Đông Nghìn ( Bắc Ninh ). Thủ Độ cho người ngầm đào hầm sâu, dựng nhà tạm ở trên, đến khi các tôn thất nha Ly vừa vào lễ thì giật máy cho đổ,thụt cả xuống hố, rồi đổ đất chôn sống cả.

Sử k‎y tục biên của Phan Phu Tiên không chép ĐVSKTT có chép lược. Nhưng chính sử gia  Ngô Sĩ Liêm lại nghi ngờ ( chú thích không có ) Nguyễn Triệu Luật, người dòng dõi nhà Ly, cũng xét rằng sự việc đã  diễn ra không hẳn thế. Việc sửa soạn làm lễ lớn tế tổ  tiên họ Ly tại đền thờ trong thôn người họ Ly ở.mời hoàng  thượng, hoàng hậu đến  dự, là

Công việc  của họ Ly,chứ đâu phải là việc của triều đình, mà nếu có nhà vua chủ trương, thì đào hầm lớn, trước đền thờ ở ngay trong thôn toàn người họ Ly ở, làm sao những người này lại mù lòa không ai biết được, khôn khéo đến mức nào chăng nữa, cũng không thể che dấu  được ai. Đào đất sâu, rộng, rồi đổ nhiều đất ra nơi khác thì kín đáo làm sao được,như đã diễn ra  trong xó tối. Hơn nữa, Thủ Độ mưu trí rất sâu sắc, không khi nào lại 

Đi làm sự quá trơ tráo, lộ liễu đến thế đưọc.

            Theo Nguyễn Triệu Luật, sự việc xảy ra phai do chinh các người trong tôn thát nhà Ly, muốn sát hại vua Trần Thái Tông, Chiêu Thánh Hoàng hậu và các quan họ Trần,đã tự y, hoặc do liên lạc với các đảng chống đối ở ngoài kinh đã đào hầm từ lâu đăt ván hóa trang  trên  mặt đất trong ngôi nhà lớn. Đến ngày làm lễ tiên hậu,thì mời vua và hoàng hậu đén dự, để cho ngồi nơi bên dưới có hầm, định tâm trong lúc tế lễ,sẽ kéo máy

Cho xập cả xuống hầm mà chết.Trong lúc rối loạn quân bên ngoài tiến vào, giữ thế chủ động tiêu diệt vây cánh họ Trần. Nhưng Thủ Độ biết được mưu ấy.Ông này vốn lúc nào cũng chẳng nghi ngờ người họ Ly, Luôn theo dõi họ, đến khi có lễ lớn, ra lệnh, thay đổi hết vị trí đứng ngồi của mọi người dồn tôn thất nhà Ly vào nơi dành cho vua quan nhà Trần, bên dưới có hầm, rồi sai  ngươi kéo đổ sàn cho các người ở trên sa cả xuống hầm.Thủ Độ sai đem đất đổ lên, chôn sống cả rồi tuyên bố với mọi người về tội trạng của

Tôn thất nhà Ly.Vì có thiên mệnh vua Tran không bị hại mà chinh1các người mưu hại nhà vua lại phải đền tội.

Cũng có giả thuyết cho rằng;Thủ Độ cho người thân  tín, giả làm tay sai của phe chống đối, bấy giờ là năm 1232, Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn đều đã chết,nhưng mọi sự chống dối chưa hết hẳn có phe đảng đã móc nói bày kế đào hầm cho tôn thất nhà Ly hại triều đình nhà Trần, rồi thừa cơ kéo quân về Thăng Long, hợp lực với các toán nội ứng, lập ra triều đình mới. Hứa thế rồi đưa họ vào chỗ chét thảm, mà mọi người không ai oán trách gì họ Trần. Giả thuyết này gần với sự thật hơn.sử chỉ chép vắn tăt:

            Huệ Tông chết,Thủ Độ tuyên bố với quốc dân là ngài đã về Niêt Bàn..Các ngưòi trong tôn thất nhà Ly sa hầm bị chôn sống. Thủ Độ báo cáo về triêu đình và dân chúng là do họ  mưu hại Thiên tử không thành mà phải đền tội tự mình gây ra.

Những cung nhân và con gái tôn thất nhà Ly, Thủ Độ đem gả cho các tù trưởng miền núi, Trần Thái hậu bị truất ngôi, giáng làm Thiên Cực công chúa,sau lấy Thủ Độ.

            Thủ Độ không muốn đời sau không ai tưởng nhớ tới họ Ly nữa, nhân tổ họTrần tên là Ly,bắt trong nước ai họ Ly đều phải dỗi thành họ Nguyễn.

            Có sách chép Thủ Độ đã sát hại hết tôn thất nhà Ly. Xét ra không đúng.sử gia Ngô Sĩ Liêm viét; Hại sao hết được, không kể những người đã trốn tránh đi xa, thay tên đổi họ không ai biết được,có  người lưu lạc,trôi giạt sang mãi bên Hàn Quốc ( Triều Tiên ) đên nay cỏn dòng dõi ở bên ấy:Một chi họ Ly ở Chang Nam,miêu duệ của Ly Dương Côn ( con Ly Anh Tông ), đều thịnh vượng (1).Nhiều người tôn thất họ Ly dương thơi vẫn được sống bình yên ở vùng Đôn Nghìn ( Từ Sơn-Bắc Ninh), đến nay con cháu có rất nhiều chi đông đúc ở khắp tỉnh Bắc Ninh,Bắc Giang, chỉ có một số ngươ mà Thủ Độ cho là nguy hiểm(bị giêt), những người không tỏ thái độ chóng lại triều đình chẳng có ai bị ám hại, còn những phần tử bị nghi ngờ… Thủ Độ đưa đi xa khai hoang lập ấp.Dựng nên nhiều làng mạc mơi chù phú như Bằng Hà, Ba Khai, Ba Điểm. Anh tài được trọng dụng,

Ly Tải Đạo, đỗ trạng nguyên làm quan, sau là đệ tư Điều Ngự Giác Hoàng(Trần Nhân Tông),có hiệu  là Huyền Quang(.Đệ Tam Tổ Chúc Lâm) dòng dõi nhà Ly làm quan triều  Trân; Ly Tất Kiến, tước hiếu túc hầu làm quan triều Anh Tông và Minh Tông.

Nếu nhà Trân và ngay cả Thủ Độ không thu phục được lòng ngươi có phép lạ nào thắng dược quân Nguyên?

            Truyện BứcTử Thuợng Hoàng Ly Huệ Tông

Năm 1224, Ly Huệ Tông nhưòng ngôi cho con gái,vào ở chùa Chân Giáo.Bỏ ngôi bau đi tu mà không được yên thân. Sau phải tự ải chết thảm.

Có người cho là Thủ Độ hẹp lượng,không được như Tào Phi bên Tầu khi xưa không giết

Hán Hiếu Đế, Tư Mã Viêm không giết Ngụy Nguyên Đế, người tin báo  ứng thì cho rằng

Gần hai trăm năm sau.Trân Thuận Tông cũng đã thoán vị đi tu rồi,mà vẫn bị Hồ Qu‎ Ly giết hại là hậu quả việc làm của Thủ Độ ngày trước.Sự thật thì Hán Hiến Đế,và Ngụy Nguyên Đế,sau khi lập đàn thu thiên nhường ngôi cho họ khác,không còn mảy may lực lượng hay uy tín gì  khả dĩ khiến được dân chúng làm nguy hại cho dòng vua mới,nên mới được sống yên ổn, Còn Ly Huệ Tông bấy giờ,cũng như Trần Thuận Tông sau này,để

Sống rất nguy hiểm, nên thế tất phải chết..

Mặc dù chính bản thân các ông vua này không làm được gì,những người chống đối,dựa vào danh nghĩa nhà vua mà hành động,họ tạo ra cơ…Lê Đại Hành xưa không giết ngay Đnh Toàn,nhưng về sau Vệ Vương Định Toàn lớn lên đi đánh trận giúp Lê,bị ngầm bán

Chết. Có thể Lê Đại Hành sai người ám sát.Hò Qu‎ Ly không giết Trần Thiếu Đế,chẳng phải vì  thương tình cháu ngoại,mà chỉ vì để sống, không bị nguy hại gì.

            Quốc sử chép; Ly Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Hoàng, ra tu ở chùa Chân Giáo.Thủ Độ và Trần thị,vợ Huệ Tông,tự tiện chuyên quyền,ngầm chuyển dời ngôi vua

Nhà Ly sang nhà Trần.Thủ Độ không cho gọi Huệ Tông là thượng hoàng,mà chỉ được gọi là Huệ Quang đại sư, y muốn mọi người quyên nhà vua cũ.Có lần thượng hoàng ra chợ Cửa Đông,nhân dân đua nhau chạy ra xem, có  người động lòng thương khóc.Thủ Độ sợ lòng người tưởng nhớ vua cũ, sẽ sinh ra sự biến loạn nên cho canh giữ, dò xét nghiêm mật (quản chế),muốn trừ đi để khỏi lo về sau.

            Bấy giờ khắp nơi ngoài kinh đô có những cuộc nổi dậy chống đối.Thủ Độ chưa dẹp được nhất là bọn Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn, hùng cứ mỗi người một phương,đều sưng là hành động vì nhà Ly.

Đám dân chúng  khóc lóc khi Huệ Tông ăn mặc nâu sòng như những bần tăng thì vì lòng trắc ẩn thương người”ngã ngựa”, chứ chưa hẳn là vì lòng trung thành với nhà vua mà sẵn lòng “ hy sinh cứu chúa”,những hành động này kích thích các  cựu thần nhà Ly còn trung thành sớm tích cực có hành động phục Ly.

Một hôm Huệ Tông ngồi nhổ cỏ ở sân chùa Chân Giáo, Thủ Độ đi qua trông thấy nói rằng;” nhỏ cỏ phải nhổ hết rễ sâu”.Huệ Tông phủi tay đứng dậy,nói;”nhà ngươi nói,ta hiểu rồi”.Mấy hôm sau, Thủ Độ sai người đem hương hoa đến dâng và cho mời Huệ Tông. Huệ Tông  giận lắm, tụng kinh xong, vào nhà sau chùa, thắt cổ tự tận, vì biết rõ y 

Định đen tối của Thủ Độ. Bấy giờ là tháng 8 âm lịch năm 1226

Sau khi Huệ Tông băng hà. Thủ Độ dẫn trăm  quan đến khóc viếng, rồi đem hỏa táng tại Phường An Hòa ( xá lợi ) để ở chùa Bắc Quang. Rồi ra tuyên cáo với quốc dân rằng:Huệ Quang Đại sư đã về cõi  Niết Bàn, để cho mọi người hết còn hy vọng và  cũng để ngăn ngừa những kẻ muốn mượn cớ nhà Ly để làm loạn.

Bối cảnh lịch sử,và cái chết của Huệ Tông lúc đó diễn ra như thế nào? Chúng ta  không được rõ.còn căn cứ vào sách vở quá sơ lưọc, đơn giản.Tất nhiên, không đơn sơ như thế. Thời bây giờ,nhà Trần mới thay nhà Ly,trong nước có nhiều ngươi không phục nổi lên chống đối nhà Trần.mưu phục giang sơn lại cho nhà Ly.Một số ít thực tâm,nhưng còn  nhiều kẻ muốn mượn  danh nghĩa nhà Ly để xưng bá đồ vương, cũng có người cho rằng tôn thất nhà Ly.bí mật giao dịch với bọn này,đã yêu cầu HuệTông ban chiếu cần vương.Thủ Độ đã bắt được tờ chiếu đó. Ắt phải lo lắng, đến gặp Huệ Tông dưa ra chất vấn. Huệ Tông chối là không phải  chính mình ban bố ra.

.Rất có thể là tờ chiếu giả mạo,được tung ra, và cũng rất có thể Huệ Tông đã chết oan về cái chiếu giả này.( chiếu kêu gọi trăm họ đứng lên trừ ngụy Trân thoán doạt ngôi vua) như thế phe chống mới tạo được chính nghĩa.

Không biét Thủ Độ có tin lời Huệ Tông không.Nhưng lập tức ông đã làm tờ cải chính để tuyên cáo với quốc dân răng,  Đó là đồ giả. Mặc dù vậy, Huệ Tông không được yên thân ở chùa, lúc nào cũng phập phồng lo sợ, lại sãn có bệnh tâm thần, lúc tỉnh lúc mê,nên trong khi hoảng hốt, đã đi thăt cổ tự tử. Lại có thuyết cho là;Thủ Độ sai người đến dâng Huệ Tông một bình rượu, có pha thuốc độc.Huệ Tông uống xong thì chết. Đa số cho giả thuyết này gần sự thật hơn.

Dù sao thì Huệ Tông cũng phải chết bằng cách này hay bằng cách khác.

Thủ Độ không thể để tồn tai một mối nguy lơn trước mắt, cái tờ chiếu dù là giả, nhưng nỗi ám ảnh thì có thật.

Nhà Nho sử gia Ngô Sĩ Liêm phê bình: “ Đã lấy nườc, lại còn giết vua người ta, là bất nhân quá lắm”.

Nếu đứng trên quan điển Nho giáo mà xét, thì thật là nhẫn tâm. Nhưng trên trường chính trị thì…

                                    Việc Thay Triều  Dỗi Họ

Trần Thủ Độ xuất hiện trong chính trường mới hơn một năm mà  bao nhiêu biến cố lơn dồn dập xẩy ra…chung cuộc họTrần lên ngôi hoàng đế thay họ Ly tri vì thiên hạ một cách êm đẹp.Vua Ly Huệ Tông không có con trai.Lập con gái làm thái tử. Việc đó đối với các dân tộc trên thế giới không hiếm,cũng không trái với phong  tục nước ta ,rồi sau  vua bà truyền ngôi cho chồng là lẽ đương nhiên.

Mọi sự dược người đạo diễn bậc thày xếp đặt rất khéo.Nó được đem ra trình diễn giữa triêu đình, trăm quan hết thẩy đều đồng tình. Sau lại có chiếu chỉ ban ra, thật quang minh chính đại.

Ngay11tháng chạp năm Ất Dậu (tức đầu năm 1226),Chiêu Hoàng đặt đại hội ở điện Thiên An: Ngự trên bảo sàng các quan mặc triều phục vao chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự bào, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế.Và ban ra tờ chiếu

Truyền ngôi,tóm lược như sau:

“ Từ xưa, các bậc đế vương trị nước cũng nhiều. Duy về nhà Ly ta vâng mệnh cao sáng

từ tròi, ban ra bốn biển liệt thánh kế tiếp nhau làm vua trên hai trăm năm nay,không may

gặp vận gian truân, giặc cướp nổi lên như ong, nhân dân không được yên ổn, thượng hoàng bệnh, không người nối dõi.trẫm miễn cưỡng phải theo thánh chỉ.gưọng gạo nối ngôi.Từ xưa tới nay chưa từng có vậy,Trẫm xét thấy ngôi báu rất trọng đại,mà trẫm là vua đàn bà(nữ chúa),tài đức đều kém, giúp dậy không người mà phải gánh vác lịch sử do trời trao cho, riêng những lơm lớp no sợ, như sắp xa xuống vực sâu, sao cho có thể nắm giữ thần khí rất trọng yếu? 

Trẫm thức khuya dậy sớm,chỉ sợ không kham nổi. Mỗi lần nghĩ đến việc chọn người hiền

Nhân quân tử cùng giúp chính trị, lo lắng đêm ngày.

Kinh sư có câu:”Cầu chàng công tử tốt đôi,cầu mà không được đứng ngồi không yên”Trần Cảnh văn chất đầy đủ, rõ ra dáng bậc hiên nhân quân tử, uy nghi lẫm liệt, có đủ thánh thần văn võ, dẫu Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông, cũng không hơn được. Nghĩ rằng

Hôm nay đã lâu, thử thách đã kỹ, nên chí nhường ngôi lớn để yên lòng Trời.Để xứng đáng lòng trẫm, hầu chung lòng góp sức tôn phù tổ vận, để chống giữ buổi gian  nguy.

Các gia phả họ Trần chép: “ Tiên Thánh ứng mệnh trời họ Trần thay họ Ly trị vì thiên hạ”

Vua Tự Dức có lời phê bình: “ Thực là việc lạ, muôn nghìn năm chưa hề có,các triều đại phương Bắc chưa từng có truyện được nước như vậy bao giờ”

Sử chép:” vua Ly Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng. Giang sơn nhà Ly chuyển sang nhà Trần”. Nào mấy ai bảo đây là sự thoán đoạt. Người trong cả nước tin như thế.Không có lẽ con  cháu nhà Trần lại nói khác.

Qua sự việc này ta thấy Thái sư Trần Thủ Độ,quả là bậc thày,trên hết thẩy các bậc thày.Nhưng cũng có nhiều người cho rằng đây là sự cưóp ngôi có tổ chức cực ky khôn khéo của Trần Thủ Độ,và việc cướp ngôi này có tội.Nhưng còn đối với dân với nước thì họ nghĩ sao? Thời bấy giờ từ thời vua Ly CaoTông. Trong tôn thất, và ngoài trăm quan chẳng ai có tài tế thế an bang. Trong nước loạn lạc triền miên,nếu họ Trần không tranh lấy giang sơn, thì một anh hùng hay một kẻ gian hùng nào đó cũng sẽ cướp đoạt và diều quan trọng hơn hết là họ có khả  năng làm được như họ Trần không?Ai cũng biét sau này nhà Trần bình yên loạn trong cả  nước, đánh Champa, ba lần đại phá quan Mông Cổ.Văn trị, võ công rực rỡ, làm vẻ vang cho giống nòi, quốc gia được thái bình thịnh trị.Các sử gia cổ kim đêu ca ngợi.

            Người có công lớn nhất phải là Thái sư Thủ Độ.Mặc dù ông ta không hoàn thiện hoàn mỹ. Nhưng ông chinh là người sáng lập triều Trần và là một nhân vật cột trụ của triều đình, thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước trong suôt 40 mươi năm (1226-1264)

“ Thái Tông lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”.

Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị  các sử thần và Nho giáo phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ Thủ Độ hiện ra như một quyền thần thật học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Ly.Nhưng khi chép về việc Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Ly,” Trong ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liêm cũng chú trong ngoạc “việc này chưa chắc có thật”.

Nhân dân đánh giá ông với cách nhìn khác quan điểm của Nho giáo.

Trong đền  thờ Trần Thủ Độ ở trên đồi Lim ( Tiên Sơn-Hà Bắc quê hương của nhà Ly), có hai câu đối treo trước bàn thờ ông như sau:

                        Công đáo vu kim, bất đáo trần gia như bách tái.

                        Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.

( Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó  hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần. Sau nhìn đời, công luận đã định. Ông dang liệt vào bậc nhất dưới trời Nam.